Đồ gốm hoa lam
Đồ gốm hoa lam

Đồ gốm hoa lam

Đồ gốm hoa lam (tiếng Trung: 青花瓷; bính âm: qīng-huā-cí, Hán-Việt: thanh hoa sứ, nghĩa đen: sứ hoa lam) bao gồm một thể loại lớn đồ gốmđồ sứ trắng được trang trí dưới men bằng bột màu xanh lam, nói chung là coban oxit. Trang trí nói chung được thực hiện bằng tay, ban đầu là bằng các bút vẽ, nhưng ngày nay là bằng tô khuôn hay in chuyển, mặc dù các phương pháp khác cũng từng được sử dụng. Bột màu coban là một trong rất ít chất màu có thể chịu được nhiệt độ nung cao theo yêu cầu, cụ thể là đối với đồ sứ, phần nào giải thích cho sự phổ biến lâu dài của nó. Trong lịch sử, nhiều màu sắc khác yêu cầu trang trí trên men và sau đó nung lại lần hai ở nhiệt độ thấp hơn để khắc phục điều đó.Nguồn gốc của phong cách trang trí này được cho là bắt nguồn từ Iraq, khi các thợ thủ công ở Basra tìm cách mô phỏng đồ sành trắng nhập khẩu từ Trung Quốc bằng gốm trắng tráng men thiếc của riêng họ và thêm các họa tiết trang trí bằng các loại men xanh.[1] Những đồ gốm "xanh và trắng" thời Abbas như vậy đã được tìm thấy ở Iraq ngày nay có niên đại từ thế kỷ 9, nhiều thập kỷ sau khi mở hải trình trực tiếp từ Iraq đến Trung Quốc.[2]Sau đó, tại Trung Quốc phong cách trang trí dựa trên các dạng thực vật lượn sóng trải dài trên vật thể đã được hoàn thiện và được sử dụng phổ biến nhất. Trang trí xanh lam và trắng lần đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong đồ sứ Trung Quốc vào thế kỷ 14, sau khi bột màu coban cho màu xanh lam bắt đầu được nhập khẩu từ Ba Tư. Nó đã được xuất khẩu rộng rãi, và tạo cảm hứng cho các loại đồ gốm mô phỏng trong đồ gốm Hồi giáo, và đồ gốm tại Nhật Bản cũng như sau đó là đồ đất nung tráng men thiếc của châu Âu như đồ gốm Delft và sau khi kỹ thuật này được phát hiện vào thế kỷ 18 là đồ sứ châu Âu. Đồ gốm hoa lam trong tất cả các truyền thống này vẫn tiếp tục được sản xuất, hầu hết đều sao chép các phong cách trước đó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm hoa lam http://www.chinaonlinemuseum.com/ceramics-blue-and... http://www.history-science-technology.com/notes/no... http://www.koh-antique.com/lyc/belitung_shipwreck.... http://www.maritime-explorations.com/belitung%20ar... http://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/205489... http://idlethink.wordpress.com/2009/07/14/curating... http://www.asia.si.edu/exhibitions/online/iraqChin... //dx.doi.org/10.1080%2F20548923.2016.1272310 http://www.metmuseum.org/art/metpublications/Japan... http://www.metmuseum.org/works_of_art/collection_d...